Kết quả tìm kiếm cho "lấy cảm hứng"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 3562
Phim dự kiến đi theo môtíp khẳng định bản thân để làm nên chuyện lớn như trong phim "Công tử Bạc Liêu" hoặc xuyên không như "Cô Ba Sài Gòn" để kể về tình cảm gia đình.
Với tinh thần “Đoàn kết - Kỷ cương - Tăng tốc về đích”, ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VH-TT&DL) đã cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đạt những thành tựu phấn khởi. Qua đó, thể hiện sự nỗ lực không ngừng, tinh thần đoàn kết và sự đổi mới sáng tạo của toàn ngành.
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, TTXVN trân trọng giới thiệu bài viết của bà Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Ngày 22/12, lãnh đạo Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (Công an Nghệ An) cho biết: Thực hiện kế hoạch của Công an Nghệ An về mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đơn vị vừa phá thành công chuyên án, triệt xóa đường dây vận chuyển hàng cấm (pháo nổ) xuyên quốc gia, thu giữ 250kg pháo nổ.
“Không ai phân công tôi vẽ Mẹ Việt Nam anh hùng. Trái tim tôi phân công. Tôi đi vẽ Bà mẹ Việt Nam anh hùng là tôi đang trả món nợ ân tình”, họa sĩ Đặng Ái Việt xúc động bày tỏ…
Từ những ngày đầu thành lập với sự che chở của Nhân dân tại các chiến khu, đến các chiến thắng vang dội trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân đội ta luôn gắn bó máu thịt với Nhân dân, lấy sự yêu thương và đùm bọc của đồng bào làm nền tảng để chiến đấu và trưởng thành. Do đó, bản chất của Quân đội nhân dân Việt Nam chính là “từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu.”
Cách đây 80 năm, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những cống hiến, hy sinh của các anh hùng liệt sỹ, thương bệnh binh đã góp phần tô thắm truyền thống 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Đó là chủ đề của buổi tọa đàm đầy ý nghĩa do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Người đi trước truyền lửa cho thế hệ sau, hậu bối tri ân tiền nhân.
Tròn 80 năm, ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo, thuộc Châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập. Sự ra đời của Quân đội Nhân dân Việt Nam là sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân và Nhân dân ta có một Quân đội kiểu mới, do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục, rèn luyện và lãnh đạo; quân đội mang bản chất giai cấp công nhân, từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu, anh hùng, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì tự do, hạnh phúc của Nhân dân.
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc” của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sau khi phát hiện Phạm Lê Minh Trí (sinh năm 1998, ngụ khóm Tây Khánh 4, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) và Phạm Văn Nhựt (sinh năm 1982, ngụ phường Mỹ Xuyên) câu kết dùng vũ lực để cướp tiền của mình, Huỳnh Thanh Tuấn (sinh năm 1968, ngụ ấp Tân Hưng, xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) đã sử dụng dao tước mạng sống của Nhựt.